Tìm kiếm Blog này

BÀI THEO CHUYÊN ĐỀ

Bài đăng Phổ biến

Thứ Năm, 16 tháng 12, 2010

NGƯỜI TRỒNG CAO SU KHÔNG CÒN LO NẤM CORYNESPORA GÂY HẠI

            Bệnh Corynespora là loại bệnh nguy hiểm trên cây cao su. Bệnh có tác hại lớn chưa từng có từ trước tới nay. Bệnh gây hại trên lá, cuống và chồi, bệnh nặng gây chết cây. Bệnh xảy ra quanh năm nhất là giai đoạn ra lá mới sau thời kỳ rụng lá qua đông hàng năm trên mọi lứa tuổi của vườn cây từ vườn ươm, vườn nhân, vườn kiến thiết cơ bản (KTCB) cho đến vườn cây cao su khai thác. Tác hại của bệnh có thể gây rụng lá liên tục dẫn đến làm chết cây.
Bệnh do nấm Corynespora Casiicola gây hại. Bào tử nấm bệnh phóng thích vào ban ngày và cao điểm từ 8-11 giờ. Sau thời gian mưa nhiều và tiếp theo nắng ráo, số lượng bào tử nấm nhiều nhất. Bào tử có khả năng tồn tại trên các vết bệnh hoặc trong đất với thời gian, trên lá cao su khô nấm vẫn tồn tại và giữ nguyên khả năng gây bệnh đến 3 tháng.
Hiện nay, do diện tích trồng các dòng vô tính mẫn cảm với bệnh (RRIV 4 và PB 260) ngày càng chiếm tỷ lệ cao nên bệnh phân bố trên phạm vi rộng hơn và trở nên nặng hơn so với trước đây.
Nhiều biện pháp đã được áp dụng nhằm hạn chế mức độ lây lan phát triển bệnh. Tuy nhiên biện pháp sử dụng hóa chất vẫn có hiệu quả trước mặt cũng như lâu dài để dập tắt bệnh nhanh nhất. Thử nghiệm một số loại thuốc nhằm chọn lựa ra sản phẩm thuốc phòng trị bệnh cao nhất.
Vật liệu và phương pháp:
- Nghiệm thức 1 (NT 1): Saizole 5SC (Haxaconazole) 0,5% + Carbenzim 500 FL (Carbendazim) 0,5% + Dầu khoáng SK 99 0,3%
- Nghiệm thức 2 (NT 2): Saizole 5SC (Haxaconazole) 0,5% + Carbenzim 500 FL (Carbendazim) 0,3% + Dầu khoáng SK 99 0,3%
- Nghiệm thức 3 (NT 3): Vixazol 277 SC (Haxaconazole + Carbendazim) 0,5% + Dầu khoáng SK 99: 0,3%
- Nghiệm thức 4 (NT 4): Saizole 5SC (Haxaconazole) 0,5% + Dipomate 80 WP 0,3% + Dầu khoáng SK 99: 0,2%
- Nghiệm thức 5 (NT 5): Saizole 5SC (Haxaconazole) 0,5% + Dầu khoáng SK 99 0,3%
- Nghiệm thức 6 (NT 6): Đối chứng không xử lý thuốc
* Bố trí thí nghiệm: khối đủ ngẫu nhiên: 6 nghiệm thức x 3 lần nhắc lại = 18 ô cơ sở.
- Bố trí mỗi ô cơ sở 1 ha. Tổng cộng 6 ha. Toàn thí nghiệm được tiến hành trên các chồi non có cùng giai đoạn sinh trưởng.
* Phương pháp tiến hành thí nghiệm
- Dùng máy phun động cơ Honda tự chế, có cần nối dài 6m.
- Lượng nước sử dụng: 600 lít/ha.
- Số lần xử lý: 3 lần, với chu kỳ phun 7 ngày/1 lần.
- Thời gian bắt đầu xử lý: 13/3/2010 đến ngày 13/4/2010 kết thúc.
- Địa điểm tiến hành thí nghiệm:
Diện tích (ha)
Năm trồng
Giống
Nông trường
Thời gian bắt đầu tiến hành xử lý
69
3
2005
RRIV 4
NTCS Phước Đức
Từ ngày 16/3-31/3
106
2
2003
RRIV 4
NTCS Đức Phú
Từ ngày 26/3-13/4

* Chỉ tiêu theo dõi:
- Tỷ lệ bệnh (TLB %) và % mức độ bệnh giảm so với ban đầu trước khi xử lý thuốc và sau mỗi lần phun thuốc theo 5 cấp bệnh trên lá.
- Ảnh hưởng của các thuốc và nồng độ thuốc đến cây cao su.
Kết quả:
Nghiệm thức
Trước xử lý
Sau khi xử lý
7 ngày sau xử lý
14 ngày sau xử lý
30 ngày sau xử lý
TLB (%)
% giảm so với ban đầu
TLB
(%)
% giảm so với ban đầu
TLB
(%)
% giảm so với ban đầu
NT 1
100
67,80
32,20
24,37
75,63
4,63
95,37
NT 2
100
67,90
32,10
24,38
75,62
4,62
95,38
NT 3
100
90,00
10,00
64,85
35,15
49,75
50,25
NT 4
100
69,60
30,40
34,19
65,81
9,11
90,89
NT5
100
90,30
  9,70
58,77
41,23
39,28
60,72
NT 6 (đối chứng)
100
100,00
0,00
100
0,00
100
0,00

Qua kết quả xử lý trên 6 nghiệm thức (lô 69 NTCS Phước Đức và lô 106 NTCS Đức Phú) các loại thuốc hóa học sử dụng phối hợp 3 loại thuốc:  Saizole 5SC (Haxaconazole) + Carbenzim 500 FL (Carbendazim) + Dầu khoáng SK 99 ở 2 nồng độ khác nhau, hiệu quả phòng trị tương đương nhau. Ở giai đoạn sau 21 ngày xử lý các nghiệm thức 1, 2 và 4 tỷ lệ bệnh % đã giảm rất nhanh, nhất là nghiệm thức 1,2; còn nghiệm thức 3,5 tỷ lệ bệnh giảm 50-60%; Các lá non trên các nghiệm thức 1,2,4 sau khi ra lá, lá không bị biến dạng méo mó, lá không còn rơi rụng, lá có độ bóng hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét